Vay tiền xây nhà cần lưu ý gì?
Vay tiền xây nhà giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện mái ấm, nhưng cần cân nhắc nhiều điều.
Những điều nên cân nhắc khi vay tiền xây nhà
Bạn đang có nhu cầu xây sửa, nâng cấp nhà nhưng số tiền tích lũy chưa đủ? Vay tiền xây nhà từ ngân hàng là một giải pháp giúp những đôi vợ chồng trẻ rút ngắn thời gian hiện thực hóa một tổ ấm khang trang như mơ ước.
“Tôi dự định sửa lại nhà cấp 4, chi phí khoảng 1 tỷ đồng nhưng hiện tôi chỉ có 300 triệu đồng. Tôi không biết có nên vay ngân hàng 700 triệu đồng trong thời gian 5–10 năm?”, đó là nội dung thư cuả chị Ngọc Thủy (TP. HCM).
Dĩ nhiên là chị Thủy có thể lựa chọn dịch vụ vay tiền xây nhà của các ngân hàng. Theo ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, trước khi quyết định vay tiền xây nhà, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:
Cần xách định thu nhập ròng
Thu nhập trả nợ phải là thu nhập ròng sau khi đã trừ tất cả các chi phí liên quan đến nguồn tạo thu nhập và chi phí sinh hoạt. Theo như chị Ngọc Thủy cho biết thì vợ chồng chị có hai nguồn thu nhập từ lương (15 triệu đồng/tháng) và thu nhập từ tiền cho thuê nhà (12 triệu đồng/tháng). Tiền lương ở đây phải là thu nhập ròng sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội… Thu nhập để trả nợ vay phải là thu nhập còn lại cuối cùng, sau khi trừ các chi phí liên quan đến nhà cho thuê (thuế thu nhập cá nhân, chi phí bảo trì, tu sửa nhà) và tất cả các chi phí sinh hoạt.
Dự toán rõ chi phí xây dựng
Thông thường, khi tính chi phí xây, sửa nhà, bạn nên dự phòng chi phí thực tế sẽ tăng thêm 30–50% vì chắc chắn nhu cầu sẽ phát sinh và giá vật liệu xây dựng có thể tăng.
Theo đó, nếu chi phí 1 tỷ đồng mà chị Thủy nêu chưa cộng khoản dự phòng thì số tiền chị cần vay ngân hàng chắc chắn sẽ cao hơn. Hạn mức vay tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của bạn. Thông thường, ngân hàng sẽ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu vốn và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo khi vay tiền xây nhà
Khoản vay này bắt buộc người vay phải có tài sản đảm bảo (là tài sản của người vay hoặc của thân nhân bảo lãnh). Nếu chị Thủy dùng chính căn nhà dự định xây để vay thì giá trị tài sản đảm bảo này phải cao hơn nhu cầu vay.
Các ngân hàng thường đánh giá giá trị tài sản thế chấp theo công thức 7×7. Chẳng hạn, căn nhà của chị có giá thị trường là 1 tỷ đồng, ngân hàng chỉ định giá ở mức 700 triệu đồng và chỉ cho vay tối đa 70% số đó tức khoảng 490 triệu đồng. Với nhu cầu vay 700 triệu đồng nêu trên, giá thị trường căn nhà của chị phải vào khoảng 1,5 tỷ đồng.
Các ngân hàng cũng đưa ra một số yêu cầu khác đối với tài sản đảm bảo là bất động sản. Nhiều ngân hàng yêu cầu nhà đất phải có sổ hồng, sổ đỏ, mặt tiền lớn hơn hoặc bằng 2m cho nội thành và lớn hơn hoặc bằng 3m cho ngoại thành, diện tích lớn hơn hoặc bằng 20m² cho nội thành và lớn hơn hoặc bằng 30m² cho ngoại thành. Đối với đất hỗn hợp, phải có sổ hồng, sổ đỏ, thời gian sử dụng còn lại cho phần đất không phải thổ cư phải lớn hơn hoặc bằng 10 năm, đường vào khu đất rộng hơn hoặc bằng 3m.
Bạn cũng cần lưu ý các chi phí phát sinh từ khoản vay như phí thẩm định tài sản bảo đảm (từ 1.200.000 đồng), lệ phí công chứng (khoảng 0,1% giá trị hợp đồng), lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm (80.000 đồng), lãi suất trả trễ hạn (150% lãi suất đang áp dụng trong hợp đồng vay), phí trả sớm khoản vay…
Song song với niềm vui có được ngôi nhà khang trang, vợ chồng bạn sẽ gánh thêm chi phí lãi suất và nợ gốc hàng tháng từ khoản vay này. Vì vậy, cả hai phải tự đề ra kế hoạch trả nợ hợp lý và tuân thủ nghiêm ngặt theo gợi ý sau:
1. Chọn phương án trả nợ
Các ngân hàng sẽ áp dụng một trong hai phương thức là trả nợ theo kỳ khoản cố định, tức số tiền trả hàng tháng không thay đổi trong suốt thời gian trả nợ (phương thức 1) và trả nợ theo vốn gốc chia đều (phương thức 2). Với số tiền vay 700 triệu đồng và lãi suất giả định là 15%/năm trong thời gian 15 năm, bạn nên chọn phương án trả nợ ít áp lực với khoản chi trả xấp xỉ bằng nguồn tích lũy hàng tháng đang có để tránh việc phá vỡ cân bằng tài chính.
2. Thỏa thuận áp dụng lãi suất cố định
Các ngân hàng có thể áp dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định. Với lãi suất thả nổi, bạn thường nhận được mức lãi suất ưu đãi trong 4–12 tháng đầu tiên nên nghĩa vụ tài chính khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian ưu đãi này, áp lực trả lãi và gốc sẽ ngày càng lớn do lãi suất trong thời gian tới có xu hướng tăng. Trong khi đó, việc áp dụng mức lãi suất cố định trong suốt thời gian vay dù không hưởng ưu đãi gì nhưng sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro và dự liệu được phương án tài chính dài hạn.
Giả sử chị Thủy vay 700 triệu đồng trong 5 năm với phương án trả theo kỳ khoản cố định. Nếu lãi suất 15%/năm, chị sẽ trả gốc và lãi khoảng 16.652.951 đồng/tháng. Khi lãi suất tăng 16%/năm hoặc 17%/năm, chi phí này lần lượt tăng lên 17.022.640 đồng/tháng hoặc 17.396.803 đồng/tháng.
3. Chọn thời hạn vay phù hợp
Bạn nên chọn thời hạn vay phù hợp với mức thu nhập ròng hàng tháng để đảm bảo cân bằng tài chính. Một số ngân hàng phân chia theo thời gian khác nhau theo từng mục đích sử dụng như vay xây nhà từ 10 năm (DongA Bank) đến 15 năm ( Techcombank). Một số ngân hàng đưa ra thời hạn vay chung cho cả hai mục đích là 10 năm ( Nam A Bank) hoặc 15 năm (VIB).
Thời hạn vay càng dài, áp lực trả nợ vay càng giảm. Với lãi suất 15%/năm, chi phí trả theo kỳ khoản cố định hàng tháng của chị Thủy là 11.293.447 đồng/tháng trong 10 năm và 9.797.110 đồng/ tháng trong 15 năm.
4. Có kế hoạch chi tiêu hợp lý
Bạn xem xét thêm các phương án trả nợ trước hạn như tăng tiền tích lũy hàng tháng, các khoản thu nhập phát sinh khác (tăng lương, thưởng lễ, Tết)… Chẳng hạn, với thu nhập 20 triệu đồng/tháng, bạn đặt mục tiêu mỗi tháng phải tiết kiệm ít nhất phân nửa thu nhập. Phần tiền còn lại, cố gắng thu xếp cho tiền chợ, chi phí sinh hoạt (3,5 triệu), con cái 3 triệu và chi tiêu cá nhân của mỗi người (1,5–2 triệu/người).
Chuẩn bị 5 loại giấy tờ để vay tiền xây nhà
Để vay tiền xây nhà, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
• Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)
• Giấy tờ chứng minh nhân thân của người vay và người đồng trách nhiệm (nếu có): bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn…
• Giấy tờ liên quan đến việc sử dụng vốn vay: giấy phép xây dựng, sửa chữa, bảng dự toán xây dựng.
• Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc và nguồn thu nhập. Với nguồn thu từ lương, thưởng: hợp đồng lao động, sao kê tài khoản lương hoặc bảng lương có xác nhận của đơn vị công tác; Thu nhập từ nguồn cho thuê tài sản: hợp đồng cho thuê, sao kê tài khoản hoặc biên lai thanh toán hoặc ký nhận thanh toán giữa bên thuê và bên cho thuê.
• Giấy tờ chứng minh tài sản thế chấp: Bất động sản thế chấp cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, giấy phép xây dựng…
Vay tiền ngân hàng mua nhà: Mẹo để có khoản vay “xuôi chèo mát mái"
Vay tiền ngân hàng mua nhà là lựa chọn của nhiều gia đình trẻ muốn có một nơi "an cư" trong các thành phố lớn. Dưới đây là một số kinh nghiệm để quá trình vay của bạn được "xuôi chèo mát mái".
Chuẩn bị hồ sơ
Khi bắt đầu làm hồ sơ vay mua nhà, bạn không đủ giấy tờ, tài liệu, bắt buộc phải đợi bổ sung, do đó chậm trễ thêm tiến trình thủ tục. Bạn cần biết trước mình cần phải có những loại giấy tờ, thủ tục gì theo yêu cầu của ngân hàng như giấy tờ căn nhà, đất dự định mua, giấy thoả thuận hoặc hợp đồng mua bán nhà, giấy đặt cọc, tài liệu chứng minh thu nhập… Để có thể nắm được các thủ tục này, bạn yêu cầu chuyên viên quan hệ khách hàng tư vấn kỹ. Nếu giấy tờ không sẵn sàng và không đầy đủ, việc vay vốn sẽ bị trì hoãn lâu hơn.
Phải rõ ràng về lãi suất, phí phạt
Khách hàng cần đọc kỹ hợp đồng vay vốn, các điều khoản liên quan đến lãi suất những năm tiếp theo, phí phạt trả nợ trước hạn... để tránh bị thiệt khi lãi suất thả nổi theo thị trường.
Nhiều ngân hàng (NH) thương mại tung ra các gói lãi suất ưu đãi, lãi suất chỉ 6%-7%/năm trong 3-6 tháng đầu; còn những năm tiếp theo, lãi suất lại là ẩn số.
Khách hàng khi vay cần tính toàn cụ thể xem mình vay trong thời hạn bao lâu, với lãi suất bao nhiêu %, thời gian được ưu đãi, lãi suất ưu đãi và đánh giá sơ bộ mức lãi suất mình phải trả cho ngân hàng.
Khách hàng cần đọc kỹ hợp đồng vay vốn, các điều khoản liên quan đến lãi suất những năm tiếp theo, phí phạt trả nợ trước hạn... để tránh bị thiệt khi lãi suất thả nổi theo thị trường.
Lưu ý hợp đồng vay thường rất dài nhưng khách hàng chỉ cần chú ý một vài điểm quan trọng như phí phạt trả nợ trước hạn, cách tính lãi suất trong tương lai bằng cách quy về hiện tại xem có hợp lý hay không. Chẳng hạn, lãi suất trung dài hạn ở các NH hiện khoảng 7% - 8%/năm, nếu cộng biên độ 3% là cho vay 10%-11%/năm là hợp lý. Trong hợp đồng, cần thể hiện cách tính lãi suất rõ ràng để khách hàng biết, không nên mập mờ theo kiểu “lãi suất thả nổi theo thị trường hoặc theo lãi suất tham chiếu của NH”.
Ở nước ngoài, nhiều người dễ dàng vay được khoản tiền mua nhà trong 30 năm với lãi suất thấp và ổn định; trong khi Việt Nam, lãi suất điều chỉnh rất cao do thị trường vốn hạn chế. Việc một số NH đưa ra mức lãi suất rất thấp để chào mời khách hàng nhưng sau đó lại tăng cao khiến khách hàng trót “sa lầy” nên không rút ra được. Khách hàng vay tiền mua nhà phải yêu cầu NH nói rõ cách tính lãi suất trong tương lai và phải đưa ra dự báo biến động lãi suất bởi khách hàng thường nắm dao đằng lưỡi.
Lưu ý kỹ đền hợp đồng vay vốn
Đây là điều quan trọng nhất trước khi bạn ký kết một hợp đồng bất kỳ không riêng gì hợp đồng vay vốn ngân hàng. Bạn cần xem xét kỹ bản hồ sơ vay vốn ngân hàng.
Riêng đối với ngân hàng bạn cần chú trọng một số điểm: Các khoản phí, phạt khi bạn vi phạm điều khoản hơp đồng.
Thông thường các ngân hàng sẽ có phí phạt từ 1~3% trên số dư nợ còn lại khi khách hàng trả trước hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn thường sẽ bị áp dụng mức lãi suất từ 1~1,5 lần so với lãi suất trong hạn. Vì thế trước khi ký hợp đồng vay nợ ngân hàng bạn nên cân nhắc kỹ trước những điều này.
Khách hàng khi vay cần tính toàn cụ thể xem mình vay trong thời hạn bao lâu, với lãi suất bao nhiêu %, thời gian được ưu đãi, lãi suất ưu đãi và đánh giá sơ bộ mức lãi suất mình phải trả cho ngân hàng.
Cần lựa chọn kỳ hạn vay phù hợp với nhu cầu
Tuỳ vào thu nhập và khả năng trả nợ mà bạn nên chọn thời hạn vay phù hợp. Nếu thu nhập của bạn thấp thì bạn nên kéo dài thời hạn vay, sẽ giúp bạn giảm số tiền gốc hàng tháng mà bạn phải trả cho ngân hàng.
Ví dụ: khi bạn vay 100 triệu đồng, nếu vay trong thời hạn một năm thì mỗi tháng sẽ trả dư nợ gốc khoảng 8,4 triệu đồng kèm với lãi. Nhưng nếu bạn có thu nhập thấp, bạn có thể kéo dài thời hạn vay lên thành hai năm tương ứng với đó thì mỗi tháng bạn chỉ phải trả khoản dư nợ gốc tầm 4,2 triệu đồng kèm với lãi.
Vì là vay mua nhà nên giá trị vay lớn, bạn cần xem xét rõ ràng trong thời hạn vay bao lâu mình trả được nợ hoặc với thời gian trả nợ ngân hàng đưa ra là 15 năm đã là kỳ hạn thích hợp chưa?
Xem xét kỹ khả năng trả nợ
Vấn đề trả nợ là một vấn đề cần tính toàn chi tiết, cẩn thận. Để tránh lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các chuyên gia tài chính khuyên người vay nên kiểm tra kỹ ngân sách và tổng thu nhập mỗi tháng trước khi vay. Bạn chỉ nên để chi phí trả nợ chiếm nhiều nhất khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng của bạn nếu bạn không muốn rơi vào cảnh đi vay nợ mới để trả nợ cũ.
Người mua nhà phải tính toán thật kỹ trước khi quyết định vay vốn NH. Trên thực tế, nhiều NH công bố lãi suất cho vay mua căn hộ 0%/năm trong 6-9 tháng đầu. Đây là hình thức khuyến mãi để hút khách hàng vay tiền, còn lãi suất những năm tiếp theo sẽ theo thị trường. Nếu không cân nhắc thận trọng khả năng tài chính của mình và dự báo được lãi suất vay những năm tiếp theo, người vay sẽ gặp nhiều rủi ro.
Nguồn: http://vaytienxaynha.com/vay-tien-xay-nha-can-luu-y-gi-142.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: kinh nghiệm vay tiền, vay tiền, vay tiền xây nhà, xây nhà