Mẹo nhỏ tiết kiệm tối đa chi phí cho xe máy
1. Xăng xe máy
Xăng là hỗn hợp của các chất hydrocarbon không thơm (aliphatic hydrocarbon). Nói cách khác, xăng là nhóm hợp chất hữu cơ có công thức phân tử CnH2n+2 , gồm mạch carbon thẳng chứa từ 7 – 11 nguyên tử C, và các guyên tử hydrogen. Dưới đây là các dạng công thức cấu tạo của xăng.
Xăng là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô. Dầu thô được khoan và bơm lên từ lòng đất, là một chất lỏng hơi sệt, màu nâu sẫm, nó là một hỗn hợp của rất nhiều loại hydrocarbon có công thức cấu tạo khác nhau. Mỗi loại hydrocarbon có chiều dài và cấu tạo phân tử khác nhau sẽ có các tính chất hóa, lý khác nhau. Mạch carbon càng dài, trọng lượng phân tử càng lớn hơn. Hợp chất hydrocarbon có từ 1 đến 4 nguyên tử C như Methane (CH4), Ethane (C2H6), Propane (C3H8), và Butane (C4H10) là các chất khí ở nhiệt độ thường. Với số nguyên tử C từ 5 – 18, là các hydrocarbon ở dạng lỏng.
2. Kỹ thuật sửa chữa xe máy dư xăng
Khi bạn văn ga từ giữa tới cuối ga nghe tiếng máy yếu lại nổ đứt quảng là do hư xăng ga cuối
Để canh xăng ga này mở khoá chén xăng ra, mở gió lơ chính ra đọc số ghi trên gíc-lơ chính. Thí dụ xe dream Thái có số 75 đang bị dư xăng thì bạn thay gíc-lơ số 72 rối ráp vào xe rồ ga thử, nếu chưa được đổi 70 ( với loại gíc-lơ này Thành Đạt có 68-63 là nhỏ nhất ).
Tóm lại, ảnh hưởng của ga đầu tới gần giữa ga:
Là do ốc gió vặn ra nhiều hay ít, kim xăng đang để ở nấc nào gíc lơ phụ số đang xài càng lớn số, càng dư xăng hơn.
Còn từ ga giữa tối cuối ga là do lỗ của gíc lơ chính càng lớn, càng hao xăng, dư xăng.
3. Những điều cần biết về bảo quản xe
Ắc-quy không đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên, thêm nữa các bước thực hiện cũng khá đơn giản. Bất cứ lúc nào máy đề yếu hoặc vài tuần không chạy xe thì đó là lúc bạn cần nạp cho ắc-quy thay vì để nó tiếp tục phóng điện.
Với ắc-quy axit, định kỳ hàng tháng kiểm tra mức dung dịch trong bình. Nếu thiếu cần bổ sung nước cất hoặc đã khử ion. Các điện cực cũng cần được giữ sạch tới mức hoàn hảo để tránh bị mô-ve: làm sạch muôi, lớp trầm tích hoặc lớp oxi hóa bên ngoài. Nên kiểm tra ắc-quy bằng cả vôn kế và dụng cụ do tỷ trọng.
Định kỳ thay bu-gi sau 16.000 km. Tuổi thọ của bu-gi có thể khác nhau tùy vào loại xe. Hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng để đưa ra quyết định tốt nhất. Cũng cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bu-gi để chọn đúng loại. Ví dụ như bu-gi Irdiun dùng cho một số loại xe đặc biệt.
Giống như trên xe hơi, cũng nên định kỳ thay dầu sau 1.500 – 2.000 km. Sao nhãng thay dầu là một trong những lỗi phổ biến khiến động cơ mau hỏng.
Dù bộ khung xe không tỳ vết, nhưng sẽ không tốt nếu yên xe trông cũ và hư hại. Trước khi làm sạch, hãy dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn. Nếu bỏ qua bước này, những hạt bụi sẽ cào xước bề mặt da. Sau khi thổi sạch, sử dụng chất tẩy rửa xe chuyên dụng. Chất tẩy chứa nhiều kiềm hoặc axit sẽ làm bề mặt da bạc màu, mục. Sau đó làm sạch chất tẩy bằng nước và bọt biển, bước cuối cùng lau khô.
Trường dạy nghề sửa chữa xe máy Thanh Xuân tin chắc rằng nếu các bạn nắm chắc được những kiến thức cơ bản về xe máy thì việc bảo quản chiếc xe bền lâu là điều đơn giản phải không nào.
Tìm hiểu những lý do gây cháy xe
Việc cháy xe máy rất dễ xảy ra nếu bạn lơ là không chú ý đến chiếc xe của bạn. Điều này có thể nhận định cả về mặt khách quan cũng như chủ quan của người sử dụng. Mời các bạn cùng dạy nghề sửa chữa xe máy Thanh Xuân tìm hiểu những lý do gây cháy xe chi tiết nhất.
1. Nguy cơ rò rỉ xăng
Với xe đời cũ sử dụng hệ thống chế hòa khí thì nguy cơ rò rỉ xăng thường xảy ra trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng lắp đặt hệ thống này không kín. Bên cạnh đó, các mối nối đường ống dẫn xăng cũng có thể hở nếu lắp ghép không tốt và đường ống dẫn xăng làm bằng cao su hay nhựa lâu ngày lão hóa gây chảy xăng cũng có thể gây cháy khi có điều kiện bắt lửa.
Với xe đời mới có hệ thống phun xăng điện tử hiếm xảy ra rò rỉ, tuy nhiên về lý thuyết vẫn có nguy cơ rò rỉ. “Ngoài việc chập điện bắt lửa thì đường điện cao áp (dẫn điện thế cao 10.000 V hoặc hơn để đánh lửa bugi) hở thì tia lửa điện đánh ra gặp xăng cũng cháy. Kể cả không chập điện nhưng ống xả nóng quá, làm muội bám trên ống xả nóng đỏ và có nhiên liệu dễ cháy như xăng nhỏ vào cũng bắt cháy.
2. Phụ gia không đạt tiêu chuẩn
việc sử dụng một số phụ gia tăng RON trong pha chế nhiên liệu dẫn đến thành phần phụ gia vượt tiêu chuẩn, hoặc có các thành phần khác với phụ gia thông dụng dễ làm nhiên liệu biến chất. Từ đó, làm trương nở hoặc phá hủy các chi tiết bằng vật liệu polymer; tạo nên các hợp chất trung gian không có lợi như: các màng polymer làm kẹt bơm xăng, vòi phun; các oxit kim loại làm hỏng bugi, bộ chuyển đổi xúc tác, hình thành các hợp chất FeS tự bắt cháy.
nếu pha thêm acetone vào xăng, chỉ cần một liều lượng nhỏ sẽ làm cho chỉ số octan tăng thêm rất cao, có thể qua mắt nhà quản lý chất lượng. Acetone là chất dung môi mạnh nên làm hỏng nhanh các chi tiết bằng nhựa và cao su trong động cơ như gioăng, làm độ kín khít của động cơ giảm.
Xăng pha hàm lượng methanol cao cũng sẽ làm các gioăng này bị hỏng khiến nhiên liệu rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện, gây cháy nổ. Vì vậy bạn cần phải xác định và mua được nhiên liệu chuẩn, chất lượng. Đồng thời, khi phát hiện ra hiện tượng rò rỉ cần đến ngay các cơ sở sửa chữa xe máy để bảo dưỡng/.
“Methanol có giá thành rất rẻ nên được sử dụng để tăng lợi nhuận cho người bán hàng, tác động của nó đối với động cơ rất nguy hiểm, dẫn đến cháy, nổ”.
3. Thiết kế hệ thống điện
Hệ thống điện của phương tiện được thiết kế cho một công suất nhất định. Khi động cơ chưa nổ thì xe lấy nguồn điện từ ăcquy. Còn một số thứ cần công suất lớn thì lấy điện từ bộ phát điện xe máy. Công suất phát điện được nhà sản xuất tính đủ cho xe (chỉ dư một chút), nếu lắp thêm thiết bị khác thì gây quá tải, nóng chảy dây điện dẫn tới chập điện.
Ngoài ra, hệ thống tản nhiệt làm mát khi hư hỏng dẫn đến nhiệt độ của động cơ và các hệ thống phụ trợ tăng quá cao, làm lão hóa nhanh hoặc nóng chảy, thậm chí cháy các bộ phận bằng nhựa và dây dẫn điện, gây chập điện.